Chỉ báo ADR trong trading là gì? Cách tính ADR là gì? Đây là một trong những chỉ báo trong phân tích kỹ thuật giúp cho các nhà giao dịch hiểu về xu hướng tăng / giảm của một cổ phiếu. Cùng chúng tôi tìm hiểu thực chất ADR là gì và các chiến thuật bạn có thể tận dụng nhé.
1. Chỉ báo ADR trong trading là gì?
Chỉ báo ADR (Advance Decline Ratio) trong trading là một loại phân tích kỹ thuật về xu hướng thị trường chứng khoán. Nó giúp trader phân tích bản chất của chứng khoán thị trường để xác định được giá thị trường đang tăng trưởng theo hướng tích cực hay tiêu cực.
Chỉ báo ADR có thể được tính toán theo khung thời gian hàng ngày, hai tuần một lần, hàng tháng, hàng quý hoặc bất kỳ khoảng thời gian nào tùy theo nhu cầu của các nhà đầu tư.
Việc phân tích thị trường chứng khoán giúp nhà đầu tư quyết định mua hay bán chứng khoán theo hướng có lợi nhất cho mình. ADR nếu được sử dụng kết hợp với các thông số khác của công ty bạn muốn mua cổ phiếu, thì nó có thể đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích đây.
Nhìn chung thì chỉ báo ADR trong trading được tính bằng cách so sánh số lượng cổ phiếu có xu hướng tăng với số lượng cổ phiếu có xu hướng giảm trong cùng một khoảng thời gian. Qua đó, nó giúp bạn xác định được xu hướng sắp tới của thị trường. Vì vậy, nó rất có lợi cho các nhà đầu tư trong việc lập kế hoạch đầu tư cho phù hợp. Chỉ số này cũng hữu ích để xác định xem các công ty mới thành lập hoặc các công ty nhỏ đang hoạt động theo xu hướng thị trường hay không, hoặc liệu việc đầu tư vào các công ty đó có mang lại lợi ích cho trader hay không.
2. Cách tính ADR và ví dụ
Ví dụ trong biểu đồ trên, bạn sẽ thấy giá trị của một cổ phiếu đang tăng cho đến ngày thứ 6, sau đó nó giảm trong ba ngày tiếp theo và vào ngày thứ 10, mức tăng của nó đã tăng lên cao trở lại. Vì vậy, ở đây chúng ta có thể nói rằng trong số 10 ngày, số ngày xu hướng giảm là ba ngày, và phần còn lại bảy ngày có một xu hướng tăng.
Và chỉ báo ADR trong trading sẽ được tính bằng cách lấy là số thời gian có xu hướng tăng chia cho số thời gian xu hướng giảm. Vậy kết quả trong ví dụ này là 7/3 hoặc 2,33. Nó cho thấy rằng cổ phiếu của công ty này đang được mua nhiều. Và vì tỷ số này lớn hơn hai, nên chứng tỏ cổ phiếu đang có xu hướng tăng cao quá mức.
Như vậy, chúng ta có thể rút ra cách tính ADR là gì như sau:
Advance Decline Ratio (ADR) = Số cổ phiếu tăng / Số cổ phiếu giảm giá.
Nếu tỷ lệ này bằng hoặc nhỏ hơn một, thì chứng khoán được cho là có xu hướng ổn định hoặc giảm. Nếu tỷ lệ này lớn hơn một, thì cổ phiếu đang có xu hướng tăng. Nếu tỷ lệ này lớn hơn hai, thì cổ phiếu đang có xu hướng tăng quá mức. Các nhà giao dịch có thể ước tính thị trường dựa trên kết quả hoặc giá trị thu được từ công thức trên.
3. Chiến thuật giao dịch với ADR là gì
3.1. Chiến thuật vào và thoát lệnh
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét một số quy tắc vào và thoát lệnh cơ bản dựa vào chỉ số này nhé:
Quy tắc vào lệnh:
- Vị thế mua (long position): Bạn nên vào lệnh mua mỗi khi chỉ báo ADR trong trading vượt qua đường mức trung bình trở lên, và thấy nó ở giữ vị trí ở trên đó trong ít nhất 3 chu kỳ thời gian.
- Vị thế bán (short position): Bạn nên vào lệnh bán khi thấy đường chỉ báo ADR phá vỡ mức trung bình trở xuống, và nó nằm dưới mức đó ít nhất 10 khoảng chu kỳ thời gian.
Quy tắc thoát lệnh:
- Thoát vị thế mua: Vị thế mua (long position) nên được thoát lệnh khi đường ADR đi xuống dưới mức trung bình và giữ yên ít nhất 10 chu kỳ thời gian bên dưới đường trung bình.
- Thoát vị thế bán: Bạn nên thoát một vị thế giao dịch bán mỗi khi đường ADR vượt qua mức trung bình và giữ yên ở đó trong ít nhất 3 chu kỳ thời gian.
3.2. Chiến thuật trong trường hợp cổ phiếu bạn bán hoặc mua quá mức
Một ứng dụng khác rất hiệu quả và lợi ích của chỉ báo ADR là bạn có thể dùng nó để xác định được tình hình thị trường có đang mua, hay bán quá mức một loại cổ phiếu nào đó hay không. Như đã đề cập ở trên, nếu bạn tính ra chỉ số ADR cao quá mức (lớn hơn 2) thì bạn có thể xác định là cổ phiếu của công ty đó đang được mua quá mức làm cho lượng cổ phiếu tăng cao vượt bậc hơn lượng giảm. Ngược lại, nếu bạn thấy chỉ số quá thấp, bạn cũng có thể xác định được cổ phiếu của công ty này đang bị bán quá nhiều trên thị trường chứng khoán khiến cho lượng giảm thấp hơn nhiều so với lượng cổ phiếu tăng.
Bạn còn cần phải kết hợp chỉ báo ADR trong trading này với nhiều loại chỉ số khác nữa để có thể đưa ra dự đoán chính xác liệu cổ phiếu đó có bị mua hay bán quá mức trên thị trường chứng khoán hay không. Nhung nhìn chung khi sử dụng chỉ báo này, bạn đã có thể xác định được phần nào diễn biến của loại cổ phiếu mình đang theo dõi trên thị trường. Qua đó, bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình một cơ hội mu hay bán loại cổ phiếu đó sao cho có lợi nhất.
4. Thuận lợi của
- Chỉ báo ADR trong trading có lợi cho nhà giao dịch: Chỉ số này giúp nhà giao dịch lên kế hoạch đầu tư sao cho thu được lợi nhuận tối ưu.
- Xác định xu hướng sắp tới của thị trường: Nó giúp trader xác định xem cổ phiếu đang bị mua quá mức hay bị bán quá mức hay không. Khi đó, người giao dịch có thể đưa ra quyết định mua hay bán. Qua đó, bảo vệ nhà đầu tư khỏi những quyết định đầu tư sai lầm.
- Hướng đầu tư vào các công ty nhỏ và công ty khởi nghiệp: Chỉ báo ADR của cổ phiếu được so sánh với tỷ lệ dự kiến của các công ty khởi nghiệp để xác định liệu các công ty khởi nghiệp này có tạo ra lợi nhuận trong dài hạn hay không.
- Cơ sở cho các công ty mới và công ty đang thua lỗ: Nó giúp các công ty mới, công ty nhỏ và công ty đang thua lỗ hoạt động tốt hơn để đối phó với xu hướng thị trường.
- ADR là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ nếu bạn biết kết hợp với các công cụ phân tích xu hướng khác.
- Nó có thể được dùng để tính toán cho bất kỳ khoảng thời gian nào.
5. Kết
Chỉ báo ADR này xác định xu hướng thị trường sắp tới và giúp nhà đầu tư sử dụng khoản đầu tư để thu được lợi nhuận tối đa. Nhà đầu tư có thể tính và so sánh chỉ số ADR với xu hướng thị trường và xu hướng của công ty mà người đó muốn đầu tư, để xác định xem khoản đầu tư của mình có mang lại hiệu quả hay không, hoặc để xác định xem nên mua hay bán chứng khoán của công ty đó hay không.
Nói chung đây là một trong những chỉ báo xác định xu hướng linh hoạt nhất dành cho các bạn trader, vì nó có thể dùng được tính toán cho bất kỳ khoảng thời gian nào. Và hy vọng thông qua các thông tin tổng quan về chỉ báo này trong bài viết trên, các bạn đã có thể biết được chỉ báo ADR trong trading là gì, cách tính của nó và các chiến lược, cũng như những thuận lợi nó đem lại cho người dùng.