Limit order là gì? Limit order cho phép bạn thiết lập một mức giá riêng mình để mua/bán một tài sản tài chính. Lệnh của bạn sẽ được thực hiện nếu giá thị trường chạm mức bạn đã chỉ định làm giới hạn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về limit order hay lệnh giới hạn qua bài sau.
1. Limit order là gì?
Limit order hay lệnh giới hạn là một lệnh quan trọng trong giao dịch tài chính, cho phép nhà đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu,… bằng hoặc thấp hơn giá họ đặt (giới hạn lệnh mua), bán các loại tài sản này bằng hoặc cao hơn giá họ đặt (giới hạn lệnh bán).
Nhìn chung, lệnh này giúp nhà giao dịch kiểm soát tốt hơn số tiền họ phải trả để mua hoặc số tiền được nhận khi bán một tài sản. Giá cả mua hay bán sẽ nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, Limit order sẽ không được thực hiện nếu giá tài sản trên thị trường không đáp ứng được các yêu cầu của lệnh. Các nhà đầu tư có thể mất tiền nếu tài sản không đạt được mức giá đã đặt và lệnh không được hoàn thành.
2. Cách thức hoạt động của Limit order
Để đặt lệnh giới hạn, trước hết nhà đầu tư phải xác định giá giới hạn. Giá giới hạn đơn giản là bạn đặt ra một điều kiện về giá phải được thỏa mãn để giao dịch diễn ra.
Bạn hãy chú ý đến việc chọn ra một con số có giá trị hợp lý cụ thể, để đảm bảo rằng bạn không mua ở mức giá quá cao hoặc bán ở mức giá mà họ quá thấp gây bất lợi cho bản thân, và cũng không quá vô lý đến mức giá thị trường không thể đạt tới.
Các Limit order có thể hoạt động tốt ngay cả khi nhà đầu tư không cần theo dõi quá trình trading của họ mọi lúc mọi nơi, họ chỉ cần có một mức giá cụ thể mà thôi
Tuy nhiên, cũng chính vì cần phải xác định rõ mức giá bạn muốn mua / bán như thế này, nên nếu một nhà đầu tư muốn mua hoặc bán một tài sản cụ thể bất kể giá như thế nào, thì lệnh Limit order này không phải là lựa chọn tối ưu vì nó có thể ngăn giao dịch xảy ra. Mà việc bỏ lỡ một giao dịch thì bạn biết rồi, nó có thể dẫn đến việc nhà đầu tư bỏ lỡ lợi nhuận tiềm năng. Vì vậy nếu các nhà đầu tư muốn mua hoặc bán một chứng khoán cụ thể không phân biệt giá cả ở mức nào đó, thì họ nên sử dụng lệnh thị trường chứ không phải là lệnh giới hạn.
3. Các ví dụ
Giả sử một nhà đầu tư đặt Limit order để mua 10.000 cổ phiếu của công ty đồ chơi An Phát, nhưng họ cho rằng giá thị trường hiện tại là 100.000 đồng 1 cổ phiếu là quá cao. Họ đặt giá giới hạn ở mức 90.000 đồng cho mỗi cổ phiếu và lệnh sẽ thực hiện ngay khi giá giảm xuống còn 90 đồng, miễn là có thể thỏa mãn 10.000 cổ phiếu người đó mua ở mức giá đó.
Nếu chỉ có 6.000 cổ phiếu có sẵn ở mức giá 90.000 đồng, và giá cổ phiếu sau đó tăng lên sau đó, nhà đầu tư đang muốn mua 10.000 cổ phiếu với giá 90.000 đồng / cổ phiếu chỉ có thể lấp đầy một phần lượng mình muốn mua thôi. Khi đó, 6.000 cổ phiếu được mua ở mức 90 đồng / cổ phiếu, lệnh mua Limit order 4.000 cổ phiếu vẫn sẽ còn hiệu lực và nó vẫn được thực hiện cho đến khi giá giảm xuống 90 đồng / cổ phiếu lần thứ hai.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý rằng nếu giá giới hạn được đặt cao hơn giá hiện tại để mua hoặc thấp hơn giá hiện tại để bán, thì lệnh có thể được hoàn thành ngay lập tức vì hiện tại đang có giá tốt hơn giá giới hạn được bạn chỉ định.
Limit order có nhược điểm là nếu giá giới hạn bạn đặt ra không được người mua hoặc người bán đáp ứng trong một khoảng thời gian nhất định, lệnh đặt này sẽ không được thực hiện và sẽ bị hủy. Thứ hai, và có lẽ là quan trọng hơn, là khi bạn đặt lệnh giới hạn thì mốc thời gian càng về sau càng có lợi. Các lệnh được chấp thuận sau sẽ được ưu tiên hơn các lệnh giao dịch được đặt trước đó, ngay cả khi chúng có cùng mức giá giới hạn với lệnh đã được đặt trước đó trong phiên giao dịch. Vì vậy, bạn cần xác định cho đúng mức giá để có thể sớm hoàn thành lệnh đúng mong đợi nhé.
4. Lệnh giới hạn so với lệnh dừng
Limit order và Lệnh dừng đều là các lệnh quan trọng bạn cần biết khi hoạt động trên thị trường giao dịch. Tuy nhiên, có khá nhiều người nhầm lẫn hai loại lệnh này, vì vậy hãy để chúng tôi phân biệt giúp bạn:
Lệnh giới hạn như đã nói là là một lệnh phép bạn mua hoặc bán một tài sản ở giới hạn giá mong muốn của bạn. Còn lệnh dừng là một lệnh cắt lỗ. Nói một cách đơn giản, nó nhằm mục đích giới hạn đến mức bạn có thể chịu lỗ trong giao dịch.
Lệnh Limit order được đặt với mục đích khóa ở mức giá mong muốn và đạt được lợi ích ít nhất tại mức giá đó hoặc thậm chí tốt hơn, ở cả vị trí lệnh bán hoặc lệnh mua. Còn Lệnh dừng tồn tại để hạn chế thua lỗ và tạo điều kiện tốt hơn trong các tình huống thị trường không có lợi cho bạn.
Các nhà giao dịch trên thị trường có thể xem và thiết lập Lệnh giới hạn. Ví dụ: nếu giá giao dịch hiện tại của cổ phiếu của bạn là 100.000 đồng và bạn đã đặt một Lệnh bán Limit order ở mức 150.000 đồng với hy vọng thu được lợi nhuận. Tuy nhiên trong Lệnh dừng, khi mức giá mong muốn cắt lỗ của bạn được thực thi thì cũng là lúc bạn đã chịu một khoản lỗ nhất định. Ví dụ như khi giá cổ phiếu đột ngột rớt mạnh từ 100.000 đồng xuống 40.000 đ thì bạn sẽ lỗ cho đến khi giá chạm lệnh dừng. Nếu bạn chọn lệnh dừng tại mức 60.000 đ, thì bạn đã tránh bị lỗ thêm được 20.000 đồng, tuy nhiên, bạn vẫn bị lỗ.
Nói tóm lại, Limit order là một cách tiếp cận lạc quan của bạn khi mong đợi thị trường diễn biến theo hướng có lợi cho bạn, và bạn kiếm được lợi nhuận từ các giao dịch. Trong khi đó, Lệnh dừng là một biện pháp bi quan nhằm giảm thiểu tổn thất từ vị thế giao dịch của bạn. Nó có thể áp dụng trong các tình huống mà tâm lý thị trường đi ngược lại với mong muốn của bạn.
5. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm của Limit order là:
- Các lệnh giới hạn đảm bảo các nhà đầu tư sẽ không trả nhiều hơn số tiền họ muốn để mua một chứng khoán, hoặc bán một chứng khoán với giá thấp hơn mức họ có thể nhận được.
- Loại lệnh này rất hữu ích cho những thời điểm giá cả thay đổi nhanh chóng.
- Các lệnh giới hạn cung cấp cho nhà giao dịch nhiều quyền kiểm soát hơn đối với giá được trả hoặc được bán.
Còn nhược điểm của lệnh giới hạn là:
- Lệnh có thể không được thực hiện khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội kiếm lời.
- Limit order có thể chỉ được thực hiện một phần nếu không có lệnh đủ cổ phiếu thỏa tất cả các điều kiện của bạn đặt ra
- Một số nhà môi giới có thể tính phí nhiều hơn cho một lệnh giới hạn hơn so với một số loại lệnh khác. Vì vậy bạn hãy chú ý khi chọn nhà môi giới để giao dịch.
6. Kết
Lệnh giới hạn là một lệnh hữu ích để nhà giao dịch mua hoặc bán tài sản tài chính như chứng khoán, tiền điện tử,… trong thời kỳ biến động. Nó đảm bảo các nhà đầu tư không phải trả nhiều hơn giá tối đa mà họ đã đặt, hoặc bán với giá thấp hơn giá tối thiểu. Mong là qua bài viết các bạn đã nắm rõ khái niệm Limit order và các khía cạnh khác xung quanh Limit order là gì.