Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất nền dự án, đất tái định cư,… là những loại đất cơ bản những nhà đầu tư bất động sản cần phân biệt để trong quá trình mua đất không bị nhầm lẫn, ảnh hưởng đến mục đích đầu tư. Trong bài viết lần này, hãy cùng tìm hiểu đất phi nông nghiệp là gì và những đặc điểm của đất phi nông nghiệp.
1. Đất phi nông nghiệp là gì?
Đất phi nông nghiệp là đất không được cho phép sử dụng với mục đích nông nghiệp, bao gồm các loại đất như đất ở, đất xây dựng trụ sở, đất quốc phòng, đất khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đất cơ sở tôn giáo, đất nghĩa trang, đất mặt nước chuyên dụng.
Dựa vào Khoản 2 Điều 10 của Luật đất đai 45/2013/QH13, chúng ta có thể phân loại đất phi nông nghiệp với những loại đất cụ thể dưới đây:
- Đất ở: bao gồm đất ở nông thôn và đất ở đô thị;
- Đất phục vụ xây dựng các trụ sở cơ quan;
- Đất sử dụng cho mục đích an ninh và quốc phòng;
- Đất sử dụng để xây dựng những công trình sự nghiệp, kể đến là đất xây dựng cơ quan tổ chức sự nghiệp; xây dựng trụ sở văn hóa, y tế, xã hội, giáo dục, đào tạo hoặc thể dục thể thao, ngoại giao, khoa học công nghệ cũng như những công trình xây dựng sự nghiệp khác;
- Đất công cộng bao gồm đất giao thông (cảng hàng không, cảng đường thủy, sân bay, cảng hàng hải, đường sắt, các hệ thống đường bộ cũng như những công trình hệ thống giao thông khác); hệ thống thủy lợi; các loại đất với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa; đất phục vụ sinh hoạt cộng đồng, đất của khu vui chơi công cộng; các công trình năng lượng, hệ thống bưu chính viễn thông; cấc đất công trình khác như đất chợ, bãi xử lý chất thải, công trình khác;
- Đất phục vụ sản xuất, kinh doanh bao gồm đất của khu công nghiệp, khu chế xuất, các cụm công nghiệp; hoặc đất dịch vụ thương mại, khu sản xuất dưới dạng phi nông nghiệp; các loại đất phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất VLXD hay làm đồ gốm;
- Đất xây dựng trụ sở tôn giáo tín ngưỡng;
- Đất nghĩa địa, nhà hỏa táng, nhà tang lễ;
- Đất mặt nước chuyên dụng như sông, suối, ngòi, kênh, rạch;
- Các loại đất phi nông nghiệp khác có thể kể đến như đất xây dựng nhà nghỉ, trại cho NLĐ tại cơ sở lao động sản xuất, đất xây dựng các kho bãi hay nhà cửa để chứa các loại nông sản, phân bón, các loại máy móc và công cụ sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, và đất xây dựng cơ sở hoặc công trình của chính người sử dụng đất mà không phải phục vụ mục đích kinh doanh cũng không gắn với đất ở.
2. Các loại đất phi nông nghiệp:
2.1. Đất ở:
Hầu hết đất ở tại nông thôn hay các đô thị đều nằm trong đất phi nông nghiệp. Cụ thể, đất ở là đất có thể xây dựng được nhà ở và ao vườn, cũng như những công trình phục vụ đời sống cho người dân. Những miếng đất này nằm trong đất của các khu dân cư tại nông thôn và đô thị.
Đất ở được những cơ quan nhà nước cấp phép cho từng cá nhân hay hộ gia đình được phép sử dụng.
2.2. Đất xây dựng cơ quan và công trình:
Ngày nay, kinh tế cả nước đang phát triển mạnh mẽ nên việc xây dựng những công trình sự nghiệp cũng tăng cao.
Đất xây dựng cơ quan và công trình sự nghiệp phục vụ cho các ngành như Kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, thể dục thể thao, ngoại giao, y tế, môi trường và những công trình khác.
2.3. Đất phục vụ an ninh quốc phòng:
Nhóm đất này được nhà nước sử dụng cho mục đích an ninh quốc phòng, với nhiệm vụ là bảo vệ cho an ninh tổ quốc, sẵn sàng bất cứ lúc nào đất nước gặp phải đe dọa vũ lực từ bên ngoài, hoặc khi đất nước gặp khó khăn về kinh tế xã hội chính trị.
2.4. Đất sản xuất và kinh doanh:
Hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nhóm đất sản xuất kinh doanh bao gồm đất ở khu công nghiệp, khu chế xuất, các cụm công nghiệp; hoặc đất dịch vụ thương mại, khu sản xuất dưới dạng phi nông nghiệp; các loại đất phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất VLXD hay làm đồ gốm;
2.5. Đất sử dụng để xây dựng các công trình công cộng:
Nhóm đất sử dụng cho mục đích công cộng sẽ phục vụ nhu cầu trên toàn dân.
Chính vì vậy, đất công cộng bao gồm đất giao thông (cảng hàng không, cảng đường thủy, sân bay, cảng hàng hải, đường sắt, các hệ thống đường bộ cũng như những công trình hệ thống giao thông khác); hệ thống thủy lợi; các loại đất với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa; đất phục vụ sinh hoạt cộng đồng, đất của khu vui chơi công cộng; các công trình năng lượng, hệ thống bưu chính viễn thông; cấc đất công trình khác như đất chợ, bãi xử lý chất thải, công trình khác;
2.6. Đất làm nghĩa trang, nhà hỏa táng, nhà tang lễ:
Nhóm đất phi nông nghiệp phục vụ cho việc làm nghĩa trang phải đảm bảo quy hoạch thành những khu tập trung, đảm bảo phù hợp với việc quy hoạch và sử dụng đất, đảm bảo cách xa khu dân cư, đồng thời thuận tiện để chôn cất hay thăm viếng. Nhóm đất này đảm bảo hợp vệ sinh, cũng như bảo đảm môi trường đất và tiết kiệm.
2.7. Đất sông ngòi
Đất sông ngòi hay còn gọi là đất mặt nước được tính bởi các loại đất trên sông suối, kênh rạch hoặc nước chuyên dụng.
Nhóm đất sông ngòi này được quản lý để cho mục đích sử dụng phi nông nghiệp. Ngoài ra có thể kết hợp đất sông ngòi với việc nuôi trồng hay khai thác hải sản thủy sản. Lưu ý trường hợp này là đất do nhà nước cấp quyền sử dụng cho những tổ chức sử dụng hay khai thác.
2.8. Đất xây dựng cơ sở tôn giáo
Đất cơ sở tín ngưỡng tôn giáo phục vụ cho việc xây dựng tôn giáo trở nên vững chãi và rộng rãi hơn trong nền văn hóa của đất nước,
Nhóm đất này thuộc về chùa chiền, đền tháp, thánh thất, nhà nguyện, tu viện hoặc những trường đào tạo riêng thuộc về tôn giáo hoặc bất kì cơ sở tôn giáo nào được nhà nước cấp phép hoạt động.
3. Lưu ý khi mua bán đất phi nông nghiệp
Hạn chế mua đất chung sổ: đất chung sổ có nghĩa là nhiều cá nhân hùn vốn đầu tư mua một mảnh đất. Cần hạn chế và tránh trường hợp này vì dễ xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, nếu bạn muốn xây dựng hay làm giấy tờ gì liên quan đến miếng đất đó đều cần có chữ ký và sự đồng ý của những người còn lại. Điều này rất phiền phức.
Đất có giấy tờ rõ ràng: Bạn cần kiểm tra mục đích đầu tư trên đất của mình cần những giấy tờ gì và mảnh đất đó có đáp ứng được yêu cầu về giấy tờ không. Nếu thiếu hoặc không có giấy tờ cần bổ sung và trong trường hợp bổ sung không được thì không nên đầu tư, tránh những vi phạm và hao hụt tiền bạc sau này.
Hợp phong thủy: 2 yếu tố cơ bản cần xem đó là hướng đất và mệnh của người đầu tư.
Các yếu tố môi trường xung quanh: Một số yếu tố nhỏ nhưng cũng khá quan trọng, quyết định đến giá của miếng đất phi nông nghiệp sau này hoặc mức độ thu hút của dự án đầu tư đó là môi trường xung quanh: trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, vị trí địa lý, sông hồ, độ lớn của đường, khả năng mở rộng trong tương lai,…