Khung phân tích là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong các nghiên cứu, phân tích? Đây là một trong những công cụ quan trọng trong nghiên cứu định tính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm của khung phân tích, các giai đoạn thực hiện và tầm quan trọng của nó.
1. Khung phân tích là gì?
Bạn có biết, phương pháp luận định tính đã trở thành một yếu tố cơ bản của nghiên cứu hiện đại. Bằng cách phân tích dữ liệu định tính, các nhà nghiên cứu có thể định lượng được các hành vi và đặc điểm có thể quan sát được. Có nhiều công cụ để thực hiện nghiên cứu định tính. Trong đó, một công cụ đã chứng minh được tính hiệu quả của nó là khung phân tích.
Khung phân tích là một phương pháp định tính cụ thể. Nó sơ đồ hóa các biến số theo một trình tự nhất định, qua đó cho nhà nghiên cứu thấy được mối tương quan giữa chúng. Nó cung cấp cách tiếp cận từng bước và chủ yếu được sử dụng cho nghiên cứu ứng dụng.
Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng nó để tạo ra các lý thuyết mới. Tuy nhiên, chức năng chính hàng đầu của nó là mô tả những gì đã xảy ra trong một bối cảnh cụ thể, từ đó cho phép các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận logic dựa trên dữ liệu. Nói chung khung phân tích giúp bạn lập bản đồ và truyền đạt trực quan nghiên cứu của mình.
Phương tiện này cho phép bạn phân tích một nhóm dân số cụ thể (như các nam thiếu niên) sẽ phản ứng như thế nào với một biện pháp can thiệp (chẳng hạn như một loại thuốc trị mụn mới). Bạn có thể tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống với phương tiện này để xem mối quan hệ giữa biện pháp can thiệp (thuốc trị mụn) và kết quả cuối cùng mà bạn quan tâm (giảm mụn trong vòng một tuần) là gì.
Sơ đồ: Nhóm dân số (nam thiếu niên) + Biện pháp can thiệp (thuốc trị mụn mới) → Kết quả cuối cùng (giảm mụn trong 1 tuần)
Sơ đồ trên là một khung phân tích, và kết quả bạn thu được có thể là 20% của nhóm dân số nam thiếu niên dùng thuốc trị mụn mới nhưng không đem lại kết quả tức thì trong 1 tuần do cơ địa họ, hoặc 30% của nhóm giảm được mụn trong vòng 1 tuần do thuốc hợp,… có rất nhiều kết quả có thể thu được về sự tương quan giữa các yếu tố đầu vào.
2. Các giai đoạn tiến hành phân tích
Khung phân tích cực kỳ phổ biến trong giới nghiên cứu do mức độ tổ chức tích hợp mà nó cung cấp. Phương pháp này được chia thành năm giai đoạn theo trình tự để phân tích dữ liệu định tính. Năm giai đoạn của phân tích khung diễn ra như sau:
2.1. Làm quen
Giai đoạn đầu tiên được gọi là làm quen. Trước bước này, nhà nghiên cứu sẽ thu thập một số dữ liệu định tính từ những người tham gia nghiên cứu của họ, thường thông qua các bảng khảo sát. Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu làm quen với các dữ liệu căn bản liên quan đến chủ đề và tìm kiếm cho mình bất kỳ nội dung vấn đề nào có thể phát triển để nghiên cứu.
Bằng cách dành thời gian để làm quen với các dữ liệu và chủ đề lớn, các nhà nghiên cứu có thể đảm bảo rằng họ có kiến thức đủ sâu sắc về nội dung mà họ sẽ làm việc trong các giai đoạn tiếp theo.
2.2. Xác định một vấn đề cần làm rõ
Giai đoạn hai của phương pháp phân tích khung là các nhà nghiên cứu sẽ viết ra các nội dung vấn đề mà họ tìm thấy trong bước làm quen. Mục tiêu của giai đoạn này là xác định khung chuyên đề. Các nhà nghiên cứu nên tìm kiếm các điểm thảo luận, vấn đề hoặc chủ đề được thể hiện rõ ràng trong bảng khảo sát. Bước này thường được thực hiện một cách cảm tính, các vấn đề này cũng có thể nảy sinh dựa trên suy luận của nhà nghiên cứu thông qua các lần phỏng vấn định đính hoặc phân tích tài liệu
2.3. Mã hóa định tính
Trong giai đoạn thứ ba của khung phân tích, nhà nghiên cứu lấy các vấn đề và áp dụng chúng vào bảng điểm của họ bằng cách sử dụng một quy trình được gọi là mã hóa định tính. Trong quá trình mã hóa này, các nhà nghiên cứu sẽ chia bảng điểm của họ thành các phần có thể quản lý được và mã hóa các phần đó bằng các vấn đề được phát triển ở bước trước.
2.4. Lập biểu đồ và tóm tắt
Bây giờ nhà nghiên cứu đã xác định và mã hóa các vấn đề xong, họ đã có thể bắt đầu lập biểu đồ và tóm tắt những phát hiện của mình rồi.
Trong giai đoạn này, nhà nghiên cứu sẽ sắp xếp lại dữ liệu thành một thứ tự có thể phân biệt được, đây là bước cuối cùng cần thiết trước khi giải thích dữ liệu. Nếu các nhà nghiên cứu hoàn thành ba bước đầu tiên một cách chính xác, thì việc lập biểu đồ sẽ là một quá trình tương đối đơn giản, nó chỉ như việc đưa ra một câu chuyện cho các phân đoạn được tìm thấy trong các bước trước đó.
2.5. Mở rộng
Khi các nhà nghiên cứu đã đạt đến giai đoạn giải thích mở rộng, họ chuẩn bị kết thúc nghiên cứu. Họ có thể sử dụng cái nhìn sâu sắc có được từ giai đoạn lập bản đồ để phát triển kết luận về một bức tranh lớn hơn liên quan đến các phát hiện. Đây là bước mô tả khám phá các chủ đề rộng hơn và liên kết các câu chuyện tổng thể lại với dữ liệu. Đây sẽ là lý thuyết cuối cùng và kết luận rút ra từ quá trình phân tích khung.
3. Lợi ích của khung phân tích
Khung phân tích được coi là một trong những phương pháp luận định tính linh hoạt nhất đang tồn tại. Nó cung cấp nhiều lợi ích không có trong các phương pháp nghiên cứu khác. Các lợi ích của phương pháp luận này bao gồm:
3.1. Tập trung vào người tham gia
Do phác thảo chi tiết mà khung này cung cấp, các nhà nghiên cứu có thể thu được nhiều dữ liệu tốt hơn để tập trung vào các quan sát với những người tham gia. Nó cũng có các kiểm soát tích hợp giúp hạn chế ảnh hưởng của thành kiến tiềm thức trong quá trình xem xét dữ liệu.
3.2. Linh hoạt
Phân tích theo khung này cũng cực kỳ linh hoạt. Nó cho phép các nhà nghiên cứu thực hiện các thay đổi khi cần thiết trong toàn bộ quá trình tiến hành nghiên cứu. Có nghĩa là các nhà nghiên cứu có thể thích ứng tốt hơn với các vấn đề không lường trước được trong quá trình nghiên cứu và điều chỉnh thay đổi một cách nhanh chóng.
3.3. Khung phân tích là phương pháp tiếp cận có hệ thống
Phương pháp phân tích này là một cách tiếp cận có hệ thống để nhà nghiên cứu xem xét dữ liệu. Nó cho phép các nhà nghiên cứu đảm bảo rằng họ xử lý dữ liệu theo các quy trình đã được xác định trước. Cách tiếp cận có hệ thống này giúp các nhà nghiên cứu xác định các chủ đề đồng thời kiểm soát các thành kiến chính xác hơn.
4. Kết
Như bạn có thể thấy, phương pháp phân tích khung là một phương tiện vô cùng tiện lợi và khoa học để thực hiện các nghiên cứu định tính. Phương pháp này có thể dùng cho nhiều nghiên cứu định tính khác nhau, tuy nhiên hiện nay nó thường được sử dụng trong nghiên cứu ứng dụng hơn. Sau cùng, chúng tôi đã phác thảo tổng quan về khung phân tích là gì, kèm theo các bước tiến hành phân tích và giải thích các lợi ích của phương pháp định tính này. Chúc các bạn thành công trong việc áp dụng phương tiện này vào cuộc nghiên cứu của mình.