Bí quyết đầu tư tiền nhàn rỗi hiệu quả của những nhà đầu tư hàng đầu là gì? Bạn đã bao giờ nghĩ những người giàu có này có điểm chung là gì chưa? Đó là thái độ đối với tiền bạc nhàn rỗi, và tư duy đầu tư sáng suốt. Hãy cùng tìm hiểu những bí quyết này nhé.
1. Đầu tư tiền nhàn rỗi là gì?
Đầu tư tiền nhàn rỗi là hình thức đầu tư tiền của bạn vào các loại tài sản có tiềm năng sinh lời. Trong đó, tiền nhàn rỗi là số tiền bạn “dư” ra, không cần thiết trong các khoản chi tiêu bạn cần. Và nếu không đầu tư, thì tiền nhàn rỗi sẽ dần mất giá cho lạm phát.
Những nhà đầu tư giàu có luôn có tầm nhìn dài hạn khi đầu tư, và họ có những bí quyết riêng để đầu tư tiền nhàn rỗi hiệu quả nhất. Nếu bạn mới tìm hiểu và muốn tập đầu tư, thì điều quan trọng là không nản lòng trước những biến động và vấp ngã nhất thời, bởi vì những nhà đầu tư giỏi nhất cũng từng trải qua giống bạn.
Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số bí quyết chung của những nhà đầu tư nổi tiếng, để bạn biết cách phát triển số tiền của mình đến mức tối đa.
2. Nói không với nợ
Đối với nhiều người, nợ giống như đầm lầy vậy. Họ cố gắng thoát ra khỏi các khoản nợ hiện tại bằng cách gánh thêm các khoản nợ mới, và kết cục là họ chìm trong những rắc rối tài chính ngày một sâu hơn.
Tuy nhiên lưu ý ở đây là chúng tôi nói đến các khoản vay nợ để tiêu dùng, hoặc vay để đầu cơ không chắc chắn. Còn nếu bạn có một mối đầu tư đủ chắc chắn sinh lời, và an toàn thì bạn cũng có thể vay nợ để đầu tư. Tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích điều này lắm, bởi vì đầu tư luôn có rủi ro, bạn nên dành các khoản tiền nhàn rỗi thực sự để đầu tư chứ không phải là các khoản tiền từ nợ.
Sau cùng thì đây là thói quen quan trọng. Hãy phát triển một thói quen mà cho dù thế nào đi nữa, bạn sẽ không mắc nợ nữa. Đối với hầu hết chúng ta, đây có lẽ là rào cản lớn nhất để làm giàu bằng đầu tư. Nếu bạn đang có kế hoạch đầu tư, hãy ưu tiên ba điều:
- Thanh toán các khoản nợ (từ các khoản của thẻ tín dụng nhỏ cho đến các khoản vay khổng lồ).
- Phát triển thói quen không mắc nợ khi không quá cần thiết.
- Chỉ đầu tư bằng tiền nhàn rỗi thực sự, tức là số tiền này bạn không cần dùng đến trong một khoảng thời gian dài đầu tư.
Thậm chí, bạn đừng nghĩ đến việc đầu tư cho đến khi thoát khỏi gánh nặng nợ nần. Một khi không còn nợ, bạn mới giữ vững được tinh thần để bắt đầu đầu tư.
3. Kiên định
Một người thất thường sẽ không phải là một nhà đầu tư tiền nhàn rỗi hiệu quả. Đối với hầu hết người thất thường, họ đều hào hứng với một khoản đầu tư cụ thể, đặt mục tiêu và ước mơ của mình vào đó và không cho nó đủ thời gian để phát triển, sau đó dừng tay chúng lại vì thấy mãi mà không sinh lời.
Con người có xu hướng bắt đầu một thứ gì đó với tinh thần rất tích cực, rồi lại bỏ cuộc trong vòng vài tháng. Bạn có thể thấy rõ điều này ở các thanh niên đi gym, một người học một ngôn ngữ mới, và cả một người mới đầu tư. Nhưng trong trường hợp đầu tư, thói quen nguy hiểm này dẫn trực tiếp đến thua lỗ. Vì thế, nếu bạn muốn tăng tiền của mình một cách hiệu quả thì bạn cần tránh những thói quen thiếu kiên định như vậy.
4. Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ
Đừng bao giờ đặt niềm tin tuyệt đối vào bất kỳ khoản đầu tư cụ thể nào cả. Thay vào đó, hãy mở rộng với nhiều kế hoạch đầu tư cùng một lúc. “Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ” hay trong thuật ngữ đầu tư, nó được biết đến với cái tên là đa dạng hóa khoản đầu tư.
Nói một cách đơn giản, bí quyết này khuyên nhà đầu tư bỏ tiền nhàn rỗi của mình vào các lựa chọn đa dạng như bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, forex, coin…. Chứ không chỉ riêng gì một tài sản. Đây là một trong những cách tốt nhất để tăng tiền nhàn rỗi của bạn, bằng cách giảm thiểu khả năng bị thua lỗ hoàn toàn nếu một khoản đầu tư trở nên thất bại, vì bạn vẫn có các lựa chọn khác để trông cậy vào.
5. Chuyển đổi đầu tư ưu tiên
Ở mỗi một độ tuổi, các quan điểm và ưu tiên về đầu tư của bạn cũng sẽ thay đổi. Trong những năm còn trẻ, để tăng lợi nhuận, bạn có thể nghĩ đến việc đầu tư vào những khoản đầu tư có rủi ro cao và lợi nhuận cao. Nhưng khi bạn lớn lên, tốt hơn hết là bạn nên áp dụng một cách tiếp cận thận trọng và đầu tư an toàn những gì bạn đã chăm chỉ kiếm được ở những năm trước.
6. Bắt đầu sớm để đầu tư tiền nhàn rỗi hiệu quả
Với các khoản đầu tư, bạn bắt đầu đầu tư càng sớm thì cơ hội kiếm tiền càng hiệu quả và số tiền tích lũy được càng nhiều.
Giả sử mục tiêu tài chính của bạn là nghỉ hưu sớm ở tuổi 55 với một tài sản đủ để chi tiêu cho cuộc sống của bản thân. Giả sử rằng bạn cố định khoản tiết kiệm mục tiêu của mình ở mức 500.000.000 VNĐ. Bây giờ rõ ràng là bạn cần phải bỏ ra một khoản nhỏ hơn mỗi tháng nếu bạn bắt đầu đầu tư ở tuổi 25 thay vì 35 để tăng số tiền của mình phải không.
Bí mật tại sao bắt đầu sớm luôn hiệu quả hơn nằm ở sức mạnh của lãi kép. Tính chất lãi gộp dẫn đến sự tăng trưởng theo cấp số nhân của tiền nhàn rỗi của bạn, và số lợi nhuận thu được của nó tăng lên khi thời hạn đầu tư tăng lên.
7. Vượt nỗi sợ hãi
Không ai học bơi mà không bước xuống nước. Vì vậy, nếu bạn muốn tăng tiền và trở nên giàu có, bạn cũng phải gạt nỗi sợ hãi rủi ro sang một bên và bắt đầu đầu tư.
Nhiều người nghĩ rằng tiết kiệm tiền cũng giống như đầu tư, và nó lại còn tránh được rủi ro nữa vì các khoản tiết kiệm trong ngân hàng luôn luôn có lãi. Tuy nhiên sự thật là không phải. Nếu bạn chọn giữ tiền của mình an toàn trong một chương trình tiết kiệm nào đó của ngân hàng, thì đồng tiền của bạn có thể bị mất giá do lạm phát vượt quá mức lợi nhuận thu được từ lãi ngân hàng. Thực tế mà nói thì tiết kiệm ngân hàng vẫn còn hơn là bạn giữ tiền nhàn rỗi ở một chỗ trong heo đất, để rồi không sinh ra thêm đồng nào cả mà còn bị mất giá. Nhưng muốn thu được số tiền hiệu quả từ tiền nhàn rỗi, thì đầu tư là con đường duy nhất.
8. Kết
Nếu bạn hơi lúng túng về các mục tiêu tài chính của riêng mình, thì tốt hơn bạn nên nhờ sự trợ giúp của chuyên gia, hoặc tham khảo ý kiến của người thân có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư. Hãy xem xét tình hình tài chính của bạn thật kỹ càng, và đề ra các khoản đầu tư phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân. Sau cùng, chỉ có khi bắt tay vào thì bạn mới biết cách làm sao để đầu tư tiền nhàn rỗi hiệu quả hơn, so với việc chỉ tìm hiểu các thông tin mà không làm. Chúc bạn đề ra được chiến lược đầu tư khôn ngoan, và những khoản đầu tư để trao gửi số tiền nhàn rỗi.