Cùng phân tích Bitcoin và vàng xem những biến động của các loại tài sản này theo thời gian, các đặc điểm lợi nhuận,… và chúng ta sẽ có góc nhìn rõ ràng hơn. Từ đó có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi nên đầu tư vào đâu thời điểm này.
1. Vì sao băn khoăn đầu tư vàng và Bitcoin?
Khi áp lực lạm phát gia tăng, các nhà đầu tư lo lắng giá trị đồng tiền của họ sẽ giảm đi theo thời gian. Chính vì thế, giữ vàng trong danh mục đầu tư là một cách để bảo vệ sức mua của bạn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, có một loại tài sản thay thế vàng đã trở nên phổ biến nhiều, đó là tiền điện tử, và nổi bật nhất trong số đó là Bitcoin.
Bitcoin (BTC-USD) và vàng (NYSEARCA: GLD) là hai trong số các loại tài sản đầu tư phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, và phân tích Bitcoin với vàng là điều cần thiết để xem nên chọn loại nào.
Cả hai đều được yêu thích bởi mức lợi nhuận thu được vượt quá lạm phát. Ngoài ra, cả hai loại tài sản này đều không có định giá rõ ràng, đều có triển vọng dài hạn và không có dòng tiền cơ sở. Giá cả và lợi nhuận Bitcoin và vàng phụ thuộc mạnh mẽ vào tâm lý nhà đầu tư, hay do thay đổi và dòng vốn vào.
Vàng là tài sản ưa thích của các nhà đầu tư lớn tuổi, trong khi Bitcoin lại phổ biến hơn trong giới trẻ. Và có vẻ như triển vọng tăng trưởng của Bitcoin mạnh hơn nhiều so với vàng, dù nó chỉ xuất hiện gần đây và non trẻ hơn rất nhiều so với vàng. Nhưng rõ ràng giá và lợi nhuận BTC đang tăng vọt, vượt tốc độ tăng của vàng rất nhiều. Nhưng, Bitcoin có thực sự là cơ hội đầu tư tốt hơn vàng hay không? Hãy cùng phân tích Bitcoin và vàng rõ ràng hơn qua phần dưới đây.
2. Phân tích Bitcoin và vàng: điểm tương đồng
2.1. Không có dòng tiền
Như đã giới thiệu phía trên, Bitcoin và vàng (không giống như hầu hết các tài sản khác), đều không có dòng tiền cơ sở.
Nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu, tức là bạn đang mua một phần nhỏ của một công ty thực sự, công ty này sản xuất và bán các sản phẩm thực, hữu hình. Với tư cách là một nhà đầu tư, bạn được hưởng phần lợi nhuận của mình đối với những tài sản này, thông qua dòng tiền cơ sở là cổ tức tương ứng.
Nếu bạn đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp, bạn được hưởng phần tiền lãi và tiền thanh toán vốn của mình. Đây có thể là mức khá thấp, nhưng bất kể điều gì rủi ro xảy ra thì hầu như bạn vẫn được quyền hưởng chúng.
Các dòng tiền cơ sở này trực tiếp làm tăng lợi nhuận của cổ đông và cũng làm giảm rủi ro. Thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư có thể khá thay đổi, nhưng cổ tức của doanh nghiệp thì ổn định hơn, mặc dù rõ ràng không phải là không có rủi ro.
Nếu bạn đầu tư vào vàng, bạn được hưởng số vàng đã mua, và không có gì khác, không có dòng tiền nào vào túi bạn hàng kỳ. Vàng không tạo ra dòng tiền, cổ tức, và nó cũng không phát triển hoặc nhân lên.
Còn nếu đầu tư vào Bitcoin, bạn cũng chỉ được hưởng số Bitcoin đã mua, và không có gì khác.
Việc thiếu các dòng tiền cơ sở làm tăng ồ ạt rủi ro và sự không chắc chắn, đồng thời là một tiêu cực đáng kể đối với cả Bitcoin và vàng. Một số nhà phân tích Bitcoin và vàng cho rằng, việc thiếu giá trị cơ sở có nghĩa là những tài sản này, chủ yếu là Bitcoin, không có giá trị nội tại. Xét cho cùng, một tài sản có giá trị bằng giá trị hiện tại ròng của dòng tiền dự kiến trong tương lai của nó, vì vậy nếu dòng tiền trong tương lai bằng 0 thì tài sản đó là vô giá trị.
Tuy nhiên, thực tế cả Bitcoin và vàng đều không có dòng tiền cơ sở, nhưng cả hai đều có giá trị và đều có giá trị trong một thời gian khá dài. Vì vậy việc giá trị của chúng đi về 0 dường như là điều khó tin. Mặt khác, việc thiếu dòng tiền cơ sở có nghĩa là cả hai tài sản đều có thể bị thiệt hại đáng kể và sẽ không có dòng tiền nào để giúp bạn tăng lợi nhuận.
Suy cho cùng thì việc thiếu dòng tiền cơ sở là một tiêu cực đáng kể cho cả hai tài sản này, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là tài sản đó vô giá trị.
2.2. Định giá không rõ ràng
Vì cả Bitcoin và vàng đều không có dòng tiền cơ sở nên việc định giá rất khó khăn.
Bạn có thể dễ dàng để phân tích các nguyên tắc cơ bản của hầu hết các loại tài sản. Khi định giá trái phiếu, nhà đầu tư có thể xem xét lợi suất, xếp hạng tín dụng, mệnh giá / giá trị thị trường và các đặc điểm cơ bản khác của trái phiếu.
Còn khi định giá Bitcoin hoặc vàng, các nhà đầu tư không thể sử dụng các số liệu đơn giản này, hầu hết đều xem xét các chỉ số thích hợp hơn, mơ hồ hơn, ít thông tin hơn như dòng vào và dòng ra, tâm lý nhà đầu tư, nhân khẩu học,… Trong thực tế, giá trị và định giá của cả Bitcoin và vàng rất không chắc chắn.
Định giá của Bitcoin thậm chí còn phức tạp hơn vàng. Các vấn đề định giá này càng làm phức tạp thêm việc phân tích cả hai loại tài sản và làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư.
Theo các nhà phân tích Bitcoin và vàng, hầu hết giá trị của hai loại tài sản này đều xuất phát từ kỳ vọng, tâm lý của nhà đầu tư và những thứ tương tự.
Ví dụ, vàng có xu hướng giao dịch cao hơn khi nhà đầu tư lo sợ, xu hướng thấp hơn khi nhà đầu tư tự tin hơn, lạc quan hơn. Vàng có xu hướng tăng giá trong thời kỳ suy thoái, như trường hợp của nửa đầu năm 2020, khi đại dịch coronavirus bùng phát.
3. Phân tích Bitcoin và vàng: sự khác biệt
Vàng là một loại hàng hóa vật chất thực sự với các ứng dụng công nghiệp và tiêu dùng rõ ràng, và được sử dụng trong các sản phẩm khác nhau, bao gồm cả đồ trang sức và điện tử.
Còn Bitcoin là một tài sản kỹ thuật số có thể được sử dụng để thực hiện thanh toán và các giao dịch tài chính khác.
Quan trọng là, mặc dù cả hai tài sản đều phụ thuộc mạnh mẽ vào tâm lý của nhà đầu tư đối với giá cả và định giá của chúng, nhưng vàng có các nguyên tắc cơ bản vững chắc hơn Bitcoin. Giá cả và định giá của vàng cuối cùng phần nào được gắn với các ứng dụng trong thế giới thực của nó.
Giá vàng rất khó có khả năng giảm xuống 0 hoặc gần bằng 0. Điều này là do giá vàng thấp bất thường sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, doanh nghiệp và công nghiệp, cuối cùng dẫn đến sự phục hồi của giá vàng.
Còn Bitcoin là một tài sản kỹ thuật số không có sự hiện diện vật lý trong thế giới thực, nên nó có thể sụp đổ về 0 hoặc gần bằng 0. Mặc dù điều này là cực kỳ khó xảy ra, nhưng giá Bitcoin thấp bất ngờ là một khả năng có thể xảy ra và đã là hiện thực trong nhiều khoảng thời gian.
Vàng không giống như Bitcoin, chưa bao giờ được giao dịch với quá giá thấp như vậy. Kể từ khi việc lưu giữ kỷ lục cách đây hơn 100 năm, vàng chưa bao giờ giao dịch dưới 200 USD / ounce và cực kỳ hiếm khi dưới 300 USD / ounce.
4. Kết
Như vậy, chúng ta đã cùng phân tích Bitcoin và vàng – hai loại tài sản mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư, nhưng cũng có kèm theo rủi ro, đặc biệt là Bitcoin. Vàng và Bitcoin mặc dù không có dòng tiền và vì vậy mà không có định giá rõ ràng, nhưng thực tế vàng vẫn có giá trị nội tại, vẫn được tin dùng và khả năng rủi ro của nó là không hề cao như Bitcoin. Tuy nhiên Bitcoin mang lại lợi nhuận lớn hơn nhiều lần vàng trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, muốn đầu tư vào vàng hay Bitcoin, bạn cần phải phân tích Bitcoin và vàng một cách rõ ràng, chỉ nên dành số tiền để mạo hiểu theo BTC (mà bạn dám mất nó) mà thôi.