Blockchain là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Tất tần tật thông tin chi tiết về công nghệ Blockchain sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây một cách đầy đủ nhất nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về Blockchain – một chủ đề không thể hot hơn hiện nay.
1. Định nghĩa khái niệm Blockchain
Hiểu theo nghĩa đen, Blockchain được kết hợp từ “block” (khối), “chain” (chuỗi), blockchain có nghĩa là chuỗi khối. Đây là một cơ sở dữ liệu lớn (hay còn gọi là sổ cái) được phân cấp, cho phép lưu trữ cũng như truyền tải các thông tin nằm trong các khối với nhau được liên kết bằng cách mã hóa đồng thời mở rộng thời gian nhằm tạo thành một chuỗi. Các khối thông tin sẽ đều lưu trữ thời gian khởi tạo nên chúng cũng như thời gian mỗi thông tin được liên kết tới khối kèm theo đó là dữ liệu và mã thời gian. Blockchain là sổ cái điện tử, lưu trữ các thông tin được mã hóa để phân phối thông tin đến nhiều thiết bị khác nhau và lưu trữ chống nhằm chống lại sự thay đổi dữ liệu.
Thông tin tổng quan về Blockchain
- Blockchain được cho là đã được thiết kế và phát triển bởi Satoshi Nakamoto (một nhóm người / cá nhân ẩn danh) vào năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2009, blockchain mới được hoàn thiện phần cốt lõi. Từ đó, trở thành nền tảng cung cấp và hỗ trợ cho Bitcoin (cũng được phát triển bởi Satoshi Nakamoto năm 2009).
- Blockchain có sự đồng thuận phân cấp và mức độ chịu lỗi byzantine tương đối cao.
- Ngoài những giao dịch tài chính, Blockchain còn có khả năng cao trong việc xử lý các số liệu, dữ liệu lớn trong những mảng khác như kinh doanh, y tế, giáo dục, lưu trữ hồ sơ …
Cách thức hoạt động của Blockchain
Blockchain cho phép chúng ta trao đổi giá trị thông qua nó như một bên thứ ba trung lập và đáng tin cậy, chính xác, nhanh chóng và không mất tiền bạc. Để thêm một khối thông tin (block) vào chuỗi này, bạn cần có các yếu tố bên dưới:
- Giao dịch: Tức lúc này cần phải có một giao dịch, một trao đổi hay một hoạt động nào đó diễn ra.
- Xác minh được giao dịch: Chẳng hạn giao dịch là mua một chiếc đồng hồ trên Amazon thì cần phải có thời gian, địa điểm, số tiền, ai tham gia giao dịch …
- Giao dịch đó phải có khả năng lưu trữ ở block.
- Hash (tức hàm chuyển đổi giá trị) phải được cung cấp cho block đó.
2. Đặc điểm của Blockchain
Các chuyên gia cho rằng, điểm khác biệt lớn nhất của blockchain với cơ sở dữ liệu là khả năng tương tác với dữ liệu, ngoài ra, cả hai có những tương đồng lớn với nhau. Một số thuật ngữ căn bản cần nắm để có thể hiểu sâu về blockchain: cơ chế đồng thuận hỗ trợ phân tán đồng đẳng (tiếng Anh gọi là Distributed) hay hợp đồng thông minh – smart contracts, proof of work (bằng chứng của công việc) …
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của blockchain.
Cơ sở dữ liệu phi tập trung (phân tán đồng đẳng hay đồng thuận phân quyền) – đặc điểm quan trọng của Blockchain
Sử dụng một cơ sở dữ liệu phi tập trung để chuyển giao quyền lực, quản lý xác thực các giao dịch được thực hiện, tạo nên sự tin tưởng cho mạng lưới, blockchain cho phép các nút thắt của mạng lưới được lưu trữ một cách liên tục trên khối công cộng tạo ra chuỗi độc nhất. Hiểu đơn giản, đây được xem như là một bảng tính được nhân lên hàng ngàn lần tạo thành một chuỗi riêng biệt, không trùng lặp gọi là blockchain.
Thông tin tồn tại trên blockchain lúc này sẽ dưới dạng cơ sở dữ liệu và được tổng hợp, chia sẻ, kết nối liên tục. Không có một vị trí nhất định để lưu trữ cơ sở dữ liệu của blockchain. Do đó, để hack được hệ thống chuỗi khối này là một thách thức lớn với các hacker.
Blockchain hỗ trợ chia sẻ dữ liệu giống như Drive
Như cách thức Drive mà cụ thể nhất cho dễ hiểu là Google docs đang thực hiện là cho phép nhiều người dùng cùng chỉnh sửa thông tin của một tài liệu bất kỳ, blockchain giống như một tài liệu được chia sẻ đến một số người liên quan nhất định, miễn có được sự đồng ý của chủ sở hữu. Đồng thời các thay đổi đều được lưu trữ trên hệ thống, những người cùng sửa sẽ xem được sự thay đổi đã được thực hiện.
Smart contracts – Hợp đồng và tài sản thông minh
Ứng dụng phi tập trung được xây dựng từ tiền đề là các khối từ những hợp đồng thông minh (tương đương với các chương trình nhỏ mà người dùng có thể quản lý bằng khế ước cho một giao dịch giữa các bên liên quan và tin tưởng). Điều này cho phép hai bên giao dịch trên blockchain cắt giảm bớt một bên thứ ba không cần thiết và cũng chưa chắc có thể tin cậy được trong giao dịch. Các điều khoản, điều kiện sẽ được chuyển đổi thành các chương trình. Khi các điều kiện đều đã được đáp ứng thì tiền sẽ được tự động chuyển đi. Đây là cách thức mà blockchain đang hoạt động.
Trusted computing – Blockchain như một máy tính đáng tin cậy
Cơ chế đồng thuận phân quyền, hợp đồng thông minh và chuỗi khối khi được kết hợp với nhau trên blockchain thì sẽ hỗ trợ truyền nguồn lực theo giao thức ngang hàng trên một mặt phẳng. Đồng thời sẽ cho phép các máy tính liên kết với nhau, nhận thông tin một cách tin tưởng từ nhau.
Lúc này, blockchain có vai trò như là người xác nhận giao dịch một cách minh bạch, chính xác. Đồng thời, các khối ngang hàng trong blockchain đều phải tuân theo các quy luật chung.
Proof of work – Bằng chứng của công việc trong Blockchain
“Proof of work” có vai trò quan trọng trong việc xác thực giao dịch trên blockchain. Nó như là một rào cản ngăn không cho người dùng thay đổi các dữ liệu trong blockchain mà không sửa lại các Proof of work. Đây là một khối có tầm quan trọng then chốt trong việc hình thành nên blockchain dựa vào sức mạnh của hàm hash được mã hóa.
3. Tính chất của Blockchain
- Tính bền vững: Không một đơn vị, tổ chức hay thực thể nào có thể kiểm soát Blockchain. Kể từ lúc được phát minh và đưa vào hoạt động từ 2008 đến nay, chuỗi khối hầu như không có một lỗi đáng kể nào dẫn đến gián đoạn hoạt động.
- Minh bạch, rõ ràng và vô cùng chính xác.
- Sở hữu tính chất không thể bị phá vỡ.
- Tính bảo mật tương đối cao.
- Bên cạnh đó, việc phân quyền và các nút trong mạng lưới có một ý nghĩa quan trọng nhất định với blockchain.
4. Những ứng dụng cơ bản của Blockchain
- Blockchain được ứng dụng trong các hoạt động lưu trữ file
- Dự đoán thị trường: Bằng việc lưu trữ thông tin khối lượng lớn, chính xác và minh bạch, blockchain như một công cụ dự đoán thị trường được đánh giá vô cùng cao.
- Bên cạnh đó, blockchain cũng được ứng dụng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhờ hợp đồng thông minh và sự tự động hóa.
- Blockchain cũng được sử dụng như một nền tảng cơ bản trong giao dịch chứng khoán.
Ngoài ra, một số ứng dụng phổ biến của blockchain như: hợp đồng thông minh, Internet of Things (IoT), dùng để quản lý danh tính hay AML & KYC, hệ thống lưới vi mô lân cận, quản trị doanh nghiệp và chia sẻ kinh tế …
5. Những hạn chế của Blockchain
Tuy sở hữu khả năng cùng sức mạnh lớn nhưng blockchain cũng đang tồn tại những hạn chế nhất định. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng, blockchain rất có thể sẽ giống với sự kiện bong bóng dotcom vào hồi năm 1999 khi thị trường bắt đầu “chín mùi”. Mặc dù Proof of work bảo vệ chuỗi khá tốt. Bên cạnh đó, việc sửa đổi thông tin trên blockchain tương đối khó.
Bên trên là thông tin về blockchain. Hy vọng bạn đọc đã có được những kiến thức bổ ích.