Đòn bẩy là công cụ chiến lược mở rộng các nguồn lực của bạn vượt ra ngoài giới hạn hiện tại, để tạo ra kết quả lớn hơn những gì bạn có thể tự tạo ra. Nhưng, có những nguyên lý đòn bẩy như thế nào? Và cụ thể thì nó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
1. Đòn bẩy là gì?
Đòn bẩy trong tài chính là việc bạn sử dụng nợ để mua thêm tài sản hoặc tài trợ cho các dự án. Đòn bẩy cho phép bạn tiếp cận với nhiều vốn hơn, nhiều công nghệ hơn, mạng lưới lớn hơn, kiến thức lớn hơn và hệ thống thông minh hơn những gì bạn sở hữu.
Để tạo ra nợ, các cá nhân hoặc doanh nghiệp vay tiền. Đổi lại, bạn hứa với người cho vay sẽ trả lại số tiền gốc và lãi cho họ.
Giữa các cá nhân và công ty sẽ có lý do sử dụng đòn bẩy tài chính khác nhau. Các công ty có thể mượn nợ đòn bẩy để mua tài sản và thiết bị để tăng giá trị của cổ đông, còn các nhà đầu tư cá nhân có thể sử dụng đòn bẩy để tăng lợi tức đầu tư của họ, như vào forex, hay tiền điện tử,…
Trong cả hai trường hợp, nếu giá trị tài sản tăng lên và lãi suất cho vay thấp hơn tốc độ tăng giá trị tài sản, thì người sở hữu tài sản đó sẽ có lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, nếu giá trị tài sản giảm xuống, điều đó đồng nghĩa với việc chủ sở hữu sẽ bị tổn thất tài chính lớn hơn.
Chính vì thế các công ty đều sử dụng kết hợp vốn chủ sở hữu và nợ để làm nguồn vốn cho hoạt động của mình, nhưng họ phải tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn lãi suất các khoản vay để duy trì tăng trưởng lợi nhuận.
Để hiểu rõ hơn vì sao đòn bẩy lại được nhiều người tin dùng đến vậy, mời các bạn đến với những nguyên lý đòn bẩy phần dưới đây.
2. Các nguyên lý đòn bẩy
2.1. Tăng tốc tài sản
Với nhà đầu tư cá nhân, lợi thế của việc sử dụng đòn bẩy là bạn không cần phải sử dụng mỗi vốn cá nhân ít ỏi của mình. Đòn bẩy cho phép bạn sử dụng thêm nguồn vốn từ nợ, nhờ đó mà phá vỡ mối liên hệ giữa thu nhập và số giờ làm việc của bạn.
Đòn bẩy giải phóng bạn khỏi những hạn chế của việc lập kế hoạch tài chính thông thường: đi làm, kiếm tiền, sau đó tiết kiệm những gì còn lại vào cuối tháng, và cuối cùng mới là đầu tư. Bạn có thể thấy đây là một con đường chậm chạp để tích lũy tài sản.
Chính vì thế, đòn bẩy vừa là công cụ giúp bạn tăng tốc tài sản, vừa là công cụ để vượt qua những ràng buộc hạn chế đầu tư của bạn (ví dụ trong trường hợp lĩnh vực bạn muốn đầu tư cần nhiều tài sản hơn, nhưng bạn không đủ).
2.2. Nguyên lý đòn bẩy: giảm chi phí cơ hội
Nguồn lực cá nhân của bạn về thời gian, công sức và tiền bạc bị hạn chế, dẫn đến chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội có nghĩa là bất cứ điều gì bạn chọn để dành nguồn lực (thời gian, công sức và tiền bạc) cho nó, thì bạn sẽ không dùng được nguồn lực đó ở thời gian khác.
Sự tăng trưởng tài chính của bạn cũng vậy, tài chính của bạn cũng gặp phải rào cản vì bạn không thể kiếm thêm tiền khi bạn đã làm việc hết mức có thể.
Cách duy nhất để vượt qua giới hạn chi phí cơ hội cá nhân của bạn là tận dụng các nguồn lực của người khác, nhờ đó bạn dành toàn bộ nguồn lực thời gian của mình cho việc đầu tư sinh lời mà không cần lo kiếm tiền, chắt chiu từng đồng nữa.
2.3. Tăng vốn chủ sở hữu
Nguyên lý đòn bẩy này chỉ ra rằng, nó có thể giúp bạn mở rộng khoảng cách giữa số tiền bạn kiếm được so với số tiền bạn chi tiêu, do đó dẫn đến tăng trưởng vốn chủ sở hữu.
Trong mô hình truyền thống, tăng trưởng vốn chủ sở hữu chuyển đổi thông qua tiết kiệm theo thời gian để trở thành vốn đầu tư. Trong khi đó, đối với các tài sản phi truyền thống như bất động sản, tiền điện tử,… vốn chủ sở hữu của bạn có thể tăng do bội số của thu nhập tăng lên mà không liên quan đến tiết kiệm hay giới hạn thời gian gì cả.
2.4. Chủ sở hữu chuyển từ làm việc sang kiểm soát
Khi bạn theo đuổi sự độc lập về tài chính, đừng cố gắng trở thành siêu anh hùng mà tự mình làm tất cả. Bởi vì nếu mục tiêu của bạn là giàu có và tự do tài chính một cách nhanh chóng, thì cách duy nhất bạn có thể làm là dựa vào sự giúp đỡ của người khác và tận dụng đòn bẩy tài chính.
Hãy chỉ tập trung thời gian giới hạn của bạn vào chỉ những hoạt động có giá trị cao nhất mà bạn cần chú ý. Sau đó ủy quyền để người khác có thể làm phần còn lại. Điều này giúp bạn đạt được kết quả nhiều hơn, tốt hơn, nhanh hơn và cũng giải phóng thời gian và năng lượng của bạn để tập trung vào điểm mạnh của mình nhằm tăng trưởng tài chính.
2.5. Độc lập về tài chính
Nắm vững đòn bẩy dẫn đến tự do tài chính cho bạn, và hơn hết là mang lại cho bạn thời gian – nguồn tài nguyên khan hiếm hơn bất cứ thứ gì.
Đòn bẩy là cách bạn mua lại thời gian của mình bằng cách đạt được tự do tài chính nhanh hơn, do đó, cuộc sống của bạn ít được chi cho các mục tiêu tiền bạc hơn.
Nhiều thời gian hơn đồng nghĩa với việc mở ra cho bạn nhiều khả năng hơn để đón nhận cuộc sống và sống nó một cách trọn vẹn, dành thời gian cho gia đình, bạn bè nhiều hơn, đem lại hạnh phúc cho chính bạn nhiều hơn, hạnh phúc chẳng phải là mục tiêu thực sự của đời người sao?!
2.6. Nguyên lý đòn bẩy: rủi ro đi đôi với lợi nhuận
Một nguyên lý cuối cùng chúng tôi muốn đề cập là rủi ro đi đôi với lợi nhuận khi bạn dùng đòn bẩy tài chính. Nguyên lý này vẫn đúng với các nhà đầu tư cá nhân, tuy nhiên nó tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhiều hơn, nên chúng tôi sẽ bàn về tác động đến doanh nghiệp giúp bạn hiểu hơn.
Các công ty thường thích chọn sử dụng đòn bẩy trong các dự án của họ vì nó rẻ hơn và dễ kiếm hơn so với phát hành cổ phiếu thông qua IPO hoặc chào bán cổ phiếu thứ cấp.
Đòn bẩy được quản lý thích hợp có thể là một công cụ chiến lược tuyệt vời cho các công ty thiếu vốn. Đòn bẩy là một trong những cách chính giúp công ty tạo ra lợi nhuận vượt trội, vì vậy nó rất quan trọng đối với mô hình kinh doanh của họ.
Tuy nhiên, nguyên lý đòn bẩy là rủi ro đi liền với lợi nhuận này cho rằng việc sử dụng nó cũng sẽ làm tăng rủi ro tiềm ẩn của một khoản đầu tư. Đòn bẩy được quản lý sai có thể dễ dàng tạo gánh nặng cho công ty và quá nhiều nợ có thể làm tăng rủi ro cho những người nắm giữ vốn cổ phần trong công ty.
Ví dụ về nguyên lý đòn bẩy này sẽ là một công ty thực hiện một dự án hoặc khoản đầu tư rủi ro bằng cách sử dụng đòn bẩy. Nếu khoản đầu tư mạo hiểm này không diễn ra theo đúng kế hoạch của công ty, nó có thể khiến công ty rơi vào tình thế dễ bị tổn thương khi vị thế vốn chủ sở hữu trong công ty bị tổn hại. Kết quả là, quá nhiều nợ đối với một công ty có thể làm giảm giá trị của một công ty hoặc phá sản hoàn toàn.
3. Kết
Nói tóm lại một cách đơn giản thì từ “đòn bẩy” đồng nghĩa với từ “nợ”. Trong tài chính, “vay nợ” có nghĩa là sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài, để dùng như một phương tiện nhằm tạo ra hoặc tối đa hóa lợi nhuận từ một khoản đầu tư tiềm năng. Đòn bẩy là một công cụ tốt, tuy nhiên bạn cần nắm vững các nguyên lý đòn bẩy để sử dụng đúng cách, và phát huy hết công dụng của nó.